Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Ấn Độ của Thủ tướng Modi
Nửa năm sau khi lên nắm quyền Ấn Độ, ông Narendra Modi nhanh chóng nổi lên là một thủ tướng có uy tín cao, thu hút được sự chú ý đặc biệt của các chính trị gia và giới đầu tư phương Tây. Dưới sự lãnh đạo của ông, cường quốc tại Nam Á này sẽ ra sao khi ông có tiếng là người theo chủ nghĩa dân tộc và có quan điểm không ưa đạo Hồi?

 


Chiến thắng của Đảng nhân dân Ấn Độ (BJP) trong cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014, chính là sự minh họa rõ nét cho 3 khuynh hướng có liên hệ gắn kết với nhau định hình trên chính trường Ấn Độ từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Đầu tiên là sự hình thành và phát triển của chính sách kinh tế tự do kiểu mới. Thứ hai là việc củng cố các quan điểm chính trị của chủ nghĩa dân tộc Hinđu, vốn có xu hướng phân biệt đối xử với người Hồi giáo (cộng đồng thiểu số có số lượng lớn nhất tại Ấn Độ, khoảng gần 15% dân số). Cuối cùng là đặc tính tập trung quyền uy của một nhà nước như Ấn Độ. Thể hiện rõ rệt nhất cho 3 khuynh hướng trên chính là đương kim Thủ tướng Narendra Modi. Người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ xuất thân từ tổ chức “Liên minh phục vụ tình nguyện cho Tổ quốc” (Rashtriya Swayamsevak Sangh - RSS) - được coi là hạt nhân của tập hợp đông đảo các nhóm chính trị theo đường lối dân tộc chủ nghĩa của Ấn Độ.

 


Thủ tướng Narendra Modi đang được đánh giá là một chính trị gia theo đường lối dân tộc chủ nghĩa kiên quyết

 

Để có thể đánh giá triển vọng của chính phủ mới tại Ấn Độ, trước tiên phải hiểu rõ được hệ thống quan điểm của chính thủ tướng và lực lượng chính trị mà ông đang đại diện. BJP cũng như RSS thực chất là một phong trào cánh hữu có chương trình hành động cấp tiến. Bản thân Modi đã rút ra được không ít bài học từ thời gian cầm quyền suốt 15 năm (2001-2014) tại bang Gujarat. Trong con mắt của nhiều công dân, ông vẫn được coi là người có lỗi tại một trong những vụ thảm sát người hồi giáo kinh hoàng nhất năm 2002, khi không kịp thời đưa ra bất kỳ biện pháp ngăn chặn nào. Hậu quả của vụ việc trên đã làm hơn 2.000 người thiệt mạng, 130 ngàn người khác buộc phải rời bỏ nơi cư trú để chạy nạn.

 

Dường như chịu ảnh hưởng từ sự cố trên, Modi đang cố gắng tập trung quyền lực một cách tối đa ngay cả trong nội bộ đảng cũng như nội các của mình - cho ra rìa một loạt các thủ lĩnh trước đây của BJP (kể cả cựu Phó thủ tướng Lala Krishna Advani), tập hợp nội các gồm các chính trị gia không thể hiện xu hướng muốn độc lập tự chủ. Modi rất không ưa bị đặt những câu hỏi hóc búa. Trên thực tế, ông luôn gạt bỏ bất kỳ cuộc tiếp xúc nào không được lên kế hoạch trước với giới truyền thông, bắt các thành viên nội các không có những phát biểu lệch với quan điểm chính thức. Tư tưởng “giao tiếp một chiều” của Modi thể hiện ở chỗ ông có thói quen tiếp xúc với các nhà báo chỉ trong một số tình huống cần thiết, thay vì những cuộc họp báo hay gặp gỡ thường niên. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua hay những lần xuất hiện quan trọng của Modi, chỉ những người ủng hộ thủ tướng mới được tạo điều kiện dễ dàng được vào.

 

Liên quan đến chính sách của chính phủ mới, Modi tuyên bố về một chiến lược dài hạn, dự kiến chỉ có thể hiện thực hóa sau khi ông trúng cử nhiệm kỳ 5 năm thứ hai. Chính phủ của ông không sẵn sàng giải quyết ngay những yêu cầu từ lâu nay của cộng đồng Hinđu ủng hộ mình, thay vào đó chuẩn bị nền tảng cần thiết cho các cải cách dù sớm hay muộn cũng sẽ được triển khai. Cần nhớ là một trong những yêu cầu trên chính là phải thay thế quyền cá nhân của người Hồi giáo bằng đạo luật công dân nói chung - vốn được cộng đồng Hinđu coi là sự xúc phạm với quyền lợi của mình. Xu hướng “thống nhất hóa” tương tự cũng thể hiện ở nỗ lực nhằm loại bỏ điều khoản 370 của hiến pháp bảo đảm quyền tự trị cho tỉnh Kashmir.

 

Chiến lược của Modi ở đây là rất rõ ràng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên là đặt nền móng chuẩn bị cho việc giải quyết những vấn đề của cộng đồng người Hinđu, duy trì một môi trường tương đối ổn định trong xã hội, dù đó vẫn là nguyên nhân gây căng thẳng gia tăng giữa hai cộng đồng Hinđu và Hồi giáo tại các khu vực nông thôn. Chính phủ mới đồng thời tiếp tục “cài cắm” một mạng lưới cán bộ trung thành với mình ở khắp mọi nơi có thể.

 


Modi vẫn được coi là người có lỗi trong vụ thảm sát người Hồi giáo năm 2002 ở bang Gujarat

 

Trọng tâm còn lại trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của Modi chính là kinh tế và đối ngoại. Cốt lõi của nó là chính sách kinh tế mới theo đường lối tự do, vốn được hy vọng là chìa khóa của sự phát triển, đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cao và bền vững. Chính sách này ban đầu hy vọng nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của 20-25% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, dù không chiếm đa số nhưng có ảnh hưởng và vai trò đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng kinh tế và số lượng những việc làm mới, theo ý kiến của Modi, trước hết phụ thuộc vào việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất từ phía cộng đồng doanh nhân cỡ lớn và vừa của cả Ấn độ và nước ngoài. Chính phủ sẵn sàng đơn giản hóa thủ tục để các công ty tiếp cận các nguồn tài nguyên, dù điều này có thể gây ra những hậu quả không hay đối với môi trường. Tiếp đó là những cải cách đảm bảo tính linh hoạt hơn của thị trường lao động, đơn giản hóa các thủ tục thuê mướn, sa thải nhân công. Bên cạnh đó, công nghiệp năng lượng cũng được đẩy mạnh, không chỉ tập trung vào năng lượng mặt trời mà còn cả năng lượng hạt nhân. Hiện cả Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đang ráo riết triển khai nhiều kế hoạch qui mô trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

 

Về đối ngoại, Modi đã lựa chọn ghé thăm Nhật và sau đó là Mỹ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng của mình. Mục tiêu chính của chuyến đi là làm sâu sắc hơn nữa những mối quan hệ đối tác chiến lược làm đối trọng với thế lực mới nổi của Trung Quốc tại châu Á, nhắm Israel và Mỹ thay thế dần cho Nga với tư cách những nhà cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự hiện đại. Cho dù Delhi vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi với Nga, nhưng trên thực tế việc hợp tác về quân sự Ấn Độ - Mỹ đã vượt qua qui mô hợp tác Liên Xô - Ấn Độ hồi Chiến tranh lạnh. Modi vốn không ưa chính sách “trỗi dậy” của Bắc Kinh nhưng vẫn duy trì mối quan hệ với chính quyền Tập Cận Bình, tập trung vào việc mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư. Dù thế nào, việc củng cố hợp tác với Mỹ vẫn sẽ là ưu tiên trong chính sách quốc tế của Ấn Độ, bất chấp việc Delhi không có ý định “thuần phục” Washington như các đồng minh trung thành truyền thống khác.

 

Nhìn chung, chính quyền Modi vẫn đang phải đương đầu với nhiều thách thức lớn phía trước. Đầu tiên là chính sách của ông vẫn chưa thể giải quyết được những vấn đề kinh tế xã hội sâu xa của Ấn Độ. Chính sách kinh tế mới theo đường lối tự do còn chưa thể đảm bảo đủ số việc làm, chưa nói tới mức lương xứng đáng cho người dân, trong khi tình trạng bất bình đẳng về thu nhập vẫn tiếp tục tăng. Đã bắt đầu xuất hiện nhiều chỉ trích về tình trạng “xói mòn” dân chủ, khi mọi ý kiến bất đồng đều có thể bị giới báo chí thân chính phủ qui kết là chống chính quyền và nhân dân, gây lo ngại đối với các lực lượng thiểu số về tôn giáo như Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Nói tóm lại, nguy cơ bất ổn về chính trị vẫn đang tiềm ẩn đối với chính quyền Modi dù các đảng phái đối lập hiện vẫn đang lâm vào khủng hoảng. Vấn đề là Modi phải biết tận dụng “khoảng lặng” này để tranh thủ đẩy nhanh các cải cách kinh tế và củng cố quyền lực chính trị của mình thế nào để thực hiện tham vọng đưa Ấn Độ trở thành một thế lực mới tại châu Á cũng như trên thế giới, trước khi làn sóng chống đối có thể bùng phát quyết liệt hơn.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau Pháp, đến lượt tòa soạn ở Đức bị tấn công (11-01-2015)
    Campuchia phản ứng về cây cầu không móng Trung Quốc xây (11-01-2015)
    Chiến tranh ở trước cửa nhà! (11-01-2015)
    EU không muốn chống lại nước Nga (10-01-2015)
    Mỹ trừng phạt Nga: Vì sao khó thành công? (10-01-2015)
    Đa Chiều: Tập Cận Bình lại ném đá dò đường, thử lòng Kim Jong-un (10-01-2015)
    Al-Qaeda chỉ đạo thảm sát và dọa tấn công mới tại Pháp (10-01-2015)
    Châu Âu đang gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết (10-01-2015)
    Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo (09-01-2015)
    Al-Qaeda lên kế hoạch thảm sát ở phương Tây (09-01-2015)
    Vì sao Pháp để lọt phần tử cực đoan trong vụ tấn công Charlie Hebdo? (09-01-2015)
    Putin đang cho EU nếm 'trái đắng' (09-01-2015)
    Mỹ lo lắng nhìn TQ 'ném phao' tiền cho Mỹ Latinh? (08-01-2015)
    Triều Tiên muốn "chiếm Hàn Quốc trong 7 ngày" (08-01-2015)
    Vì sao tòa soạn Charlie Hebdo bị tấn công? (08-01-2015)
    Thêm một cú sốc cho EU (08-01-2015)
    Những gam màu tối của bức tranh thế giới 2015 (07-01-2015)
    Chiến lược can dự của Mỹ tại Trung Đông (07-01-2015)
    Châu Âu rệu rã trước Nga, Mỹ hốt hoảng? (07-01-2015)
    Xả súng vào tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, 12 người chết (07-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152808398.